Phương pháp ăn uống Hiromi Shinya sống khỏe không bệnh tật – đẩy lùi ung thư
Hiromi Shinya là một vị giáo sư, bác sĩ nổi tiếng thế giới nhờ phương pháp chữa bệnh tự nhiên, chủ yếu dựa vào sự thay đổi phương pháp ăn uống.
Hiromi Shinya là ai?
Giáo sư Hiromi Shinya là một trong những vị bác sĩ tiên phong trong việc thay đổi quan niệm ăn uống để có sức khỏe tốt và hỗ trợ điều trị bệnh.
Hiromi Shinya là giáo sư lâm sàng về phẫu thuật của Trường Đại Học Y khoa Albert Einstein, Trưởng khoa Nội soi của Bệnh viện Beth Israel ở New York. Ông cũng là tác giả của nhiều đầu sách nổi tiếng về sức khỏe và phương pháp chữa bệnh tự nhiên được hàng triệu người trên thế giới áp dụng và khỏi bệnh.
Giáo sư, bác sĩ Hiromi Shinya sinh năm 1935 tại Yanagawa, Fukuoka, Nhật Bản. Lớn lên, ông theo học ngành y tại Nhật. Năm 1963, ông chuyển đến Mỹ sinh sống cùng vợ và bắt đầu chương trình thực tập phẫu thuật tại bệnh viện Medical Center ở New York.
Quá trình sống và làm việc tại Mỹ, giáo sư, bác sĩ Hiromi Shinya hiểu ra rằng những bữa ăn ảnh hưởng sống còn đến sức khỏe như thế nào. Từ đó, ông quyết định dành cả cuộc đời mình để hiểu về cơ thể con người, sức khỏe và bệnh tật.
Bác sĩ Hiromi Shinya chia sẻ: “Khi tôi bắt đầu hiểu về sức khỏe, tôi đã có khả năng làm việc với cơ thể mình, giúp nó thoát khỏi bệnh tật. Chỉ có cơ thể mới có khả năng chữa trị chính nó.” Ông cũng nhận ra rằng: “Enzyeme chính là một phép màu, là chìa khóa cho sức khỏe của chúng ta”
Giáo sư, bác sĩ Hiromi Shinya đã dành cả cuộc đời mình để tự mình kiểm chứng cũng như kêu gọi mọi người thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày để có cuộc sống khỏe mạnh. Hàng triệu bệnh nhân ung thư được ông chữa trị đồng thời áp dụng phương pháp chữa trị của ông đều tiến triển tốt về sức khỏe, các tế bào ung thư không còn phát triển nữa hoặc biến mất hoàn toàn
Sự thật: chế độ ăn uống Hiromi Shinya có giúp đẩy lùi ung thư?
Chế độ ăn
Giáo sư Hiromi Shinya đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: 1 bữa ăn tốt là một bữa ăn chứa 85 – 90% là thực vật, 10 – 15% còn lại là protein động vật.
Trong 85 – 90% thực vật sẽ có:
- 50% là ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc, đậu.
- 30% là rau xanh và các loại củ
- 5- 10% còn lại là trái cây và các loại hạt.
Còn 10 – 15% protein động vật gồm:
- Các loại cá nhưng tốt nhất là cá nhỏ
- Gia cầm như gà, vịt nhưng chỉ với 1 lượng nhỏ
- Thịt bò, cừu, lợn: nên giới hạn hoặc tránh dùng
- Trứng, sữa đậu nành, sữa gạo…
Thực phẩm thêm vào bữa ăn:
- Các loại trà thảo dược
- Viên rong biển
- Men bia (nguồn cung cấp đa dạng các loại vitamin B khoáng chất)
- Phấn hoa của ong và sáp ong
- Chất bổ sung enzim
- Chất bổ sung vitamin và khoáng chất
Thực phẩm và những chất nên tránh hoặc giới hạn trong bữa ăn:
- Các chế phẩm từ sữa như sữa bò, pho mát, yagurt, các loại sản phẩm từ sữa khác.
- Trà xanh Nhật Bản, trà Trung Quốc, trà Anh (giới hạn 1 đến 2 cốc 1 ngày)
- Cà phê, bánh kẹo và đường
- Nicotine
- Thức uống có cồn
- Chocolate
- Mỡ và dầu ăn
- Muối ăn thông thường
Khuyến nghị nên thêm vào chế độ ăn uống:
-
- Dừng ăn và uống khoảng 4 đến 5 giờ trước khi đi ngủ
- Nhai kỹ từ 30 đến 50 lần
- Không ăn trái cây giữa bữa ăn
- Ăn và uống nước trái cây khoảng 30 – 60 phút trước bữa ăn
- Ăn cả hạt ngũ cốc hoặc ăn ngũ cốc chưa qua tinh chế
- Ăn nhiều thực phẩm sống hơn hoặc hấp sơ. Nấu ở nhiệt độ trên 118o sẽ giết nhiều enzyme.
- Không ăn thực phẩm bị oxy hóa
- Ăn những thực phẩm đã lên men
- Giữ kỷ luật với bữa ăn của bạn.
Đặc biệt chú ý đến EnZyme
Là chất tạo nên sự sống,
Shinya Biozyme (hay còn được gọi tắt là Shinya) được xây dựng dựa trên nguyên tắc đơn giản là sống mà không tiêu tốn hết “enzyme diệu kỳ”, là enzyme nguyên mẫu của hơn 5.000 loại enzyme trong cơ thể, đảm nhiệm các hoạt động duy trì sự sống của con người.
Giáo sư cũng đã nghiên cứu kỹ và viết rất rõ về nguyên tắc này trong bộ sách: NHÂN TỐ ENZYME.
2. Phương pháp Shinya đưa ra một chế độ ăn giúp “ĐƯỜNG RUỘT ĐẸP, TRÁNH UNG THƯ, TIỂU ĐƯỜNG, TIM MẠCH:
Đó được hiểu là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh dựa trên thực phẩm thực vật với ít hoặc không có các sản phẩm từ sữa hoặc protein động vật đã được đưa ra nhằm có “dạ dày đẹp”, từ đó sản xuất “enzyme diệu kỳ”.